Bóc tách túi thai nhưng không ra máu có sao không? 

November 4, 2020
TIN TỨC

Bóc tách túi thai là gì, bóc tách túi thai nhưng không ra máu có nguy hiểm không là điều khiến cho nhiều mẹ bầu còn cảm thấy băn khoăn và lo lắng. Để có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng này, mời chị em và các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.

BÓC TÁCH TÚI THAI LÀ GÌ?

Bóc tách túi thai là hiện tượng tụ máu nằm sau túi thai, tụ máu thai này khiến thai không bám được vào thành tử cung nên dễ gây ra tình trạng sảy thai. Là một biến chứng nguy hiểm xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thông thường tình trạng này sẽ được phát hiện khi đi siêu âm. Tuy nhiên, tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà thời gian phát hiện túi thai có thể bị bóc tách 5%, 10%, 20%,…, nếu lên đến 50% thì khả năng không giữ được thai là rất cao. Vì tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ, do thai còn quá nhỏ nên một số cơ sở siêu âm sẽ không thể kết luận chính xác về tỷ lệ bóc tách túi thai.

bóc tách túi thai
Bóc tách túi thai

BÓC TÁCH TÚI THAI NHƯNG KHÔNG RA MÁU CÓ SAO KHÔNG?

Khi bóc tách túi thai, dấu hiệu cơ bản nhất chính là ra máu âm đạo. Khi các chị em có dấu hiệu này, đi siêu âm sẽ phát hiện ra khối máu tụ nằm phía sau nhau thai, đây cũng có thể là dấu hiệu báo động thai hoặc có thể sảy thai. Còn nếu như các chị em không ra máu âm đạo, nhưng khi đi siêu âm lại được chẩn đoán là bị bóc tách túi thai là không chính xác, các mẹ nên đến các trung tâm cơ sở y tế khác khám để được chẩn đoán thêm.

Nói tóm lại, việc ra máu âm đạo là dấu hiệu mà hầu hết các mẹ bầu đều bị khi mắc phải hiện tượng bóc tách túi thai. Vì vậy khi các mẹ thấy ra máu âm đạo kèm đau bụng dưới thì các mẹ nên đi siêu âm sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Còn những trường hợp mà mà chị em không ra máu âm đạo nhưng được chẩn đoán bị bóc tách túi thai là không chính xác. Điều này cũng có thể do cơ sở kỹ thuật hoặc trình độ chuyên môn của mỗi bác sĩ.

Những dấu hiệu bóc tách thường gặp là đau bụng dưới và ra máu vùng kín, bóc tách túi thai có thể quan sát được thông qua siêu âm thai.

Khi có những dấu hiệu bất thường trên, các mẹ đi siêu âm sẽ phát hiện ra khối máu tụ nằm phía sau nhau thai, ở giữa túi thai và lòng tử cung của người mẹ.

⇒ Xem thêm: 5 dấu hiệu sảy thai 2 tháng tuổi

Bóc tách túi thai nhưng không ra máu
Bóc tách túi thai nhưng không ra máu

Nguyên nhân dẫn đến bóc tách túi thai

Thai bất thường, thai không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ. Khi đó, sẽ theo cơ chế tự nhiên, bào thai sẽ chết và đẩy ra khỏi tử cung.

Có tiền sử bị sảy thai, bóc tách thai trong lần mang thai trước đó, sinh non

Tử cung của các mẹ bị dị dạng hoặc bị tổn thương

Mang nuôi thai mỏng không phù hợp để mang thai

Do mắc các bệnh phụ khoa vì có tới 90% nữ giới ở độ tuổi sinh con dễ bị mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, các loại virus, vi khuẩn này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới.

Không đảm bảo đủ chế độ dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể nữ giới thiếu hụt năng lượng, không đủ chất dinh dưỡng để truyền sang con làm thai nhi chậm phát triển, túi thai nhỏ làm cho vùng trống giữa túi thai với lòng tử cung rộng ra gây nên hiện tượng bóc tách túi thai

Mắc các bệnh liên quan đến máu và tuyến giáp

Do các mẹ sử dụng chất kích thích

BÓC TÁCH TÚI THAI NHƯNG KHÔNG RA MÁU CẦN LÀM GÌ?

Khi thấy hiện tượng bóc tách túi thai nhưng không ra máu, ngoài việc đi thăm khám thì mẹ bầu cần chú ý đến những điều sau:

Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng

Các mẹ cần thiết phải bổ sung 4 nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm: Các nhóm thực phẩm giàu Axit folic, các nhóm thực phẩm giàu chất sắt, canxi và nhóm thực phẩm giàu protein và các vitamin, khoáng chất. Chỉ khi cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới nuôi dưỡng túi thai phát triển và lấp đầy chỗ trống giữa lòng tử cung và túi thai, phòng tránh được tình trạng bóc tách túi thai.

Bóc tách túi thai nhưng không ra máu
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu

Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Khi có thai, các mẹ bầu nên ngủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Nếu như mẹ bầu mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, tăng huyết áp, nhưng nếu ngủ quá 10 tiếng cũng có thể khiến huyết áp của các mẹ bầu tăng.

Hạn chế làm các công việc nặng nhọc, không nên ngồi và đi lại nhiều.

Nên để tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không nên căng thẳng hay lo lắng

Ngoài ra, trong giai đoạn này nên không được quan hệ tình dục, vì quan hệ sẽ làm cho tử cung co bóp mạnh và liên tục, sẽ làm cho khả năng bị bóc tách cao dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Đảm bảo tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là bài viết về bóc tách túi thai nhưng không ra máu. Hy vọng chị em đã có được những thông tin về sức khỏe thật sự hữu ích. Chúc chị em sức khỏe và mẹ tròn con vuông!

⇒ Có thể bạn quan tâm:

Thai giáo là gì?

Sau khi phá thai có được tắm không?

Có thai 2 tháng phá được không?

Cách phá thai an toàn trong tháng đầu tiên

Phá thai có ảnh hưởng gì không?

Bảng giá phá thai

Các phương pháp phá thai

Cách phá thai an toàn

Hút thai ở vĩnh phúc

Bs. Hoàng Bích Loan

Bác sĩ Hoàn Bích Loan tốt nghiệp loại giỏi ngành y đa khoa. Có hơn 15 năm kinh nghiệm tại Bệnh viện Sản Phụ Khoa Hà Nội. Chuyên gia tư vấn về các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội, các bệnh về hậu môn, bệnh trĩ...


Related Posts

Phòng Khám Thủ Đô Vĩnh Phúc

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form